Công ty cơ khí chế tạo xuất khẩu – TDB Hà Nội

Công ty cơ khí chế tạo xuất khẩu - TDB Hà Nội

Với việc kiểm soát dịch bệnh tốt, cùng với việc Việt Nam tham gia hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và dòng dịch chuyển đầu tư toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ sẽ mang lại những cơ hội lớn cho các DN ngành cơ khí Việt Nam phát triển trong năm 2021.

​Theo Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), thời gian qua, một số sản phẩm cơ khí được sản xuất đạt chất lượng tốt, tương đương với chất lượng sản phẩm của một số quốc gia trong khu vực. Hiện doanh nghiệp (DN) sản xuất linh kiện ngành cơ khí trong nước có năng lực khá tốt tại một số lĩnh vực như: Khuôn mẫu các loại, linh kiện cơ khí, dây cáp điện, linh kiện nhựa, cao su kỹ thuật… Thêm vào đó, nhu cầu của thị trường công nghiệp hỗ trợ (CNHT) rất lớn nên nhiều DN đã mạnh dạn đầu tư để nâng cao năng lực sản xuất, chú trọng phát triển các dòng sản phẩm chất lượng, phục vụ DN đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hướng vào xuất khẩu sản phẩm cơ khí.
Gia công phụ tùng máy chính xác CNC tại Hà Nội
Gia công phụ tùng máy chính xác CNC tại Hà Nội
Nhiều cơ hội cho các DN ngành cơ khí Việt Nam phát triển trong năm 2021
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong quý 1 năm 2021, một số sản phẩm ngành cơ khí chế tạo có sản lượng tăng so với cùng kỳ năm 2020 như: Động cơ điện một chiều có công suất ≤ 37.5 W tăng 20,29%; tổ máy phát điện khác tăng 2,01%; máy biến thế điện khác có công suất > 16 kVA nhưng ≤ 500 kVA tăng 1,38%. Ngược lại, một số sản phẩm có sản lượng giảm khá mạnh là: Máy biến đổi điện quay giảm 80,49%; máy biến thế điện sử dụng điện môi lỏng công suất sử dụng không quá 650 KVA giảm 21,38%; máy và thiết bị cơ khí khác có chức năng riêng biệt chưa được phân vào đâu giảm 7,3%.
Sản lượng một số sản phẩm ngành cơ khí chế tạo trong quý I năm 2021

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ các Cục Thống kê
Hiện nay, ngành cơ khí Việt Nam có thế mạnh ở 3 phân ngành gồm: Xe máy và phụ tùng linh kiện xe máy, cơ khí gia dụng và dụng cụ, ô tô và phụ tùng ô tô. Số liệu thống kê cho thấy, 3 phân ngành này chiếm gần 70% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của ngành cơ khí cả nước.
Cơ khí chế tạo trong nước cũng đã sản xuất, lắp ráp được hầu hết các chủng loại xe ôtô con, xe tải, xe khách; sản xuất xe máy đã có tỷ lệ nội địa hóa 85- 95%, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Trong đó, phải kể đến một số DN điển hình trong lĩnh vực ô tô như: Vinfast, Thành Công, Thaco. Chỉ trong vòng 21 tháng, Vinfast đã đưa ra thị trường ôtô mang thương hiệu Việt Nam; hay như Thaco, từ cuối năm 2019 đến nay đã xuất khẩu xe bus, xe tải, xe du lịch, sơmi rơmoóc sang Thái Lan, Philippines, Campuchia, Singapore, Myanmar, Nhật Bản, Mỹ… Cơ khí gia công chế tạo có một số DN như: Toyota, Nikon…
Điểm sáng lớn nhất của ngành cơ khí là ngành chế tạo thiết bị điện, với việc sản xuất thành công máy biến áp 220kV- 250MVA, vận hành an toàn tại trạm 220kV (Thái Nguyên) đã khẳng định sự trưởng thành vượt bậc của ngành cơ khí điện, đóng góp thiết thực có hiệu quả vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, làm đối trọng để các hãng nước ngoài bán sản phẩm vào Việt Nam phải giảm giá từ 20%-30% khi đấu thầu tại Việt Nam, góp phần làm giảm nhập siêu cho đất nước.
Tuy nhiên, ngành cơ khí Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế; số lượng sản phẩm mang thương hiệu Việt, rõ nét dấu ấn Việt Nam vẫn chưa nhiều. Nhiều DN lớn trong chuỗi cung ứng vẫn coi cơ khí Việt Nam chỉ là sản phẩm phụ trợ. Trong tương lai xa hơn, ngành cơ khí đòi hỏi sự phát triển về nguyên vật liệu, khuôn mẫu, gia công chế tạo chứ không chỉ gia công cắt gọt đơn thuần.
Từ thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh, Hiệp hội DN cơ khí Việt Nam chỉ ra một số điểm nghẽn của ngành cơ khí trong nhiều năm qua. Trong đó, điểm nghẽn lớn nhất là về thị trường. Hàng năm, Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài hàng chục tỷ USD trang thiết bị, máy móc, vật tư sản xuất cho toàn ngành kinh tế, bao gồm các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng hạ tầng, dịch vụ và an ninh, quốc phòng… Mặc dù vậy, ngành cơ khí nội địa Việt Nam lại không có được nhiều thị phần của dung lượng thị trường này. Bên cạnh đó, điểm nghẽn cố hữu bấy lâu nay là từ năng lực của DN.
Theo tính toán của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản, khả năng cung ứng vật liệu linh kiện của Việt Nam so với các nước trong khu vực chỉ chiếm 39,6%. Trong khi đó, khả năng cung ứng của Trung Quốc chiếm 59,5%; Malaysia chiếm 49,3%; Indonesia chiếm 44,8% và Thái Lan chiếm 41,7%.
Hiện nay, trình độ quản trị sản xuất, kinh doanh của các DN cơ khí Việt Nam đa phần còn thấp. Sau hơn 20 năm phát triển vẫn không có nhiều DN đạt trình độ quản trị sản xuất, kinh doanh tiệm cận thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 và ở rất xa thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Điểm nghẽn tiếp theo là về cơ chế chính sách. Thời gian qua, Chính phủ và chính quyền địa phương đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đối với ngành cơ khí nhưng các chính sách đó chưa thực sự đi vào cuộc sống; sử dụng vốn đầu tư công còn chưa hợp lý… dẫn đến sản phẩm cơ khí Việt Nam ngày càng khó cạnh tranh trong nước và ngoài nước.
Các DN cơ khí chế tạo phần lớn chưa làm chủ được nguồn vốn, đa phần thiếu hụt vốn, phải đi vay để đầu tư với lãi suất cao và bị ràng buộc bởi các điều kiện bất lợi của nhà tài trợ hay đối tác tài chính; công nghệ lạc hậu, đơn giản, tụt hậu khoảng 2- 3 thế hệ so với các nước trong cùng khu vực, cùng với sự quản lý yếu kém dẫn đến tình trạng các sản phẩm cơ khí chủ yếu vẫn chỉ là gia công kết cấu thép, không có các thiết bị tiên tiến đủ khả năng thiết kế, chế tạo máy, thiết bị công nghệ cao đủ sức cạnh tranh với quốc tế; không phát triển được thị trường tiêu thụ ngay trong nội địa, chưa nói đến xuất khẩu. Bên cạnh đó, sự liên kết và tập hợp của các DN cơ khí còn rất hạn chế, khó hình thành các tập đoàn công nghiệp cơ khí chuyên sâu, mang lại hiệu quả đầu tư.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện trạng sử dụng máy móc thiết bị của các DN cơ khí Việt Nam chỉ có 10% là hiện đại, 38% là trung bình và 52% là thiết bị lạc hậu và rất lạc hậu. Về tỷ lệ sử dụng công nghệ cao, Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 2%, trong khí các nước khác là Thái Lan chiếm 31%, Malaysia chiếm 51% và Singapore chiếm tới 73%.
Nguyên nhân khách quan có thể do ngành cơ khí chế tạo yêu cầu vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, yêu cầu cao về chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, yếu tố chủ quan vẫn được coi là chính yếu, trong đó cần phải kể đến những nguyên nhân hàng đầu, như hệ thống pháp luật chưa được hoàn thiện, nhiều chính sách đối với ngành cơ khí chế tạo chưa hợp lý, thiếu sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận các dự án cơ khí chế tạo, đất đai, tài chính. Trong Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, có một số điểm còn chưa hợp lý, như chúng ta quá tập trung vào CNHT, chưa chú ý đến các ngành cơ khí then chốt, chưa đề cập nhiều đến cơ khí nông nghiệp trong khi Việt Nam là một nước nông nghiệp…
Về triển vọng của ngành cơ khí, trong khó khăn dịch bệnh Covid từ năm 2020, việc đứt gãy chuỗi cung ứng đã tạo cơ hội việc làm cho các DN nhỏ và vừa ngành cơ khí. Trung tâm Phát triển CNHT TP.Hồ Chí Minh cho biết, ứng phó với dịch bệnh Covid-19, bên cạnh các DN đầu tư nước ngoài có nhà máy tại Việt Nam, các nhà sản xuất ở các nước cũng trực tiếp liên hệ với Trung tâm Phát triển CNHT TP.Hồ Chí Minh để nhờ hỗ trợ tìm nhà cung cấp và đặt hàng sản xuất. Cụ thể, có ít nhất 5 nhà sản xuất với thương hiệu lớn trên thế giới gồm 2 DN Nhật Bản và 2 DN Hàn Quốc đang sản xuất tại Trung Quốc cùng một nhà sản xuất tại Đức đã có đề nghị này. Những DN trên chuyên sản xuất những mặt hàng điện tử gia dụng, máy móc công nghiệp đặt hàng những sản phẩm cơ khí chính xác, linh kiện điện tử, xi mạ… Đây là cơ hội cho các nhà cung cấp, sản xuất các sản phẩm CNHT trong nước phát triển và mở rộng thị trường.
Có thể thấy, với việc kiểm soát dịch bệnh tốt, cùng với việc Việt Nam tham gia hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và dòng dịch chuyển đầu tư toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ sẽ mang lại những cơ hội lớn cho các DN ngành cơ khí Việt Nam phát triển trong năm 2021.
Để hỗ trợ DN cơ khí, CNHT, trong năm 2021 và những năm tới, Bộ Công Thương tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động của 2 Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp miền Bắc và miền Nam. Hiện nay, 2 Trung tâm này đã có các hoạt động hỗ trợ DN công nghiệp cơ khí tại một số địa phương trên cả nước như hỗ trợ đào tạo hệ thống quản trị sản xuất, hệ thống quản lý kinh doanh, nâng cao năng lực đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, Bộ sẽ tiếp tục phát triển mạnh công nghiệp hạ nguồn, trong đó có một số ngành như công nghiệp năng lượng, các ngành công nghiệp về cơ khí chính xác cũng như một số ngành cơ khí chế tạo để đảm bảo cho CNHT có điều kiện phát triển.
Mới đây, ngày 24/3/2021, Công ty Cơ khí Duy Khanh đã khởi công xây dựng nhà máy Cơ khí chính xác Duy Khanh tại Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh. Tổng vốn đầu tư xây dựng nhà máy 186 tỷ đồng và được đối tác từ Đài Loan, Hàn Quốc hợp tác chuyển giao thiết bị, công nghệ mới và máy móc. Dự kiến đến cuối năm 2021 nhà máy sẽ hoàn thành, đầu năm 2022 bắt đầu lắp đặt máy móc và đến quý 2/2022 sản phẩm sẽ được chính thức cung ứng đến khách hàng. Công ty TNHH cơ khí Duy Khanh đầu tư nhà máy nhằm mở rộng quy mô sản xuất và được thành phố hỗ trợ 100% lãi vay vốn ngân hàng theo chương trình kích cầu đầu tư trong lĩnh vực CNHT.
Mục đích xây dựng nhà máy nhằm nâng tầm năng lực chế tạo khuôn mẫu và các linh kiện, phụ tùng, máy móc cơ khí chính xác cao. Ngoài ra, nhà máy còn sản xuất sản phẩm bằng công nghệ mới và TDB Hà Nội là DN Việt Nam đầu tiên đầu tư nhà máy ứng dụng công nghệ sintering, dập ép bột kim loại và thiêu kết để sản xuất chi tiết máy, linh kiện phụ tùng. Sau khi hoàn thành, sản phẩm của nhà máy sẽ tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đáp ứng tốt nhu cầu sản phẩm CNHT phục vụ sự chuyển dịch đầu tư của các DN FDI lớn vào Việt Nam.
Hotline: 0969-828-515 – Email: info@tdb.com.vn
TDB Hà Nội chuyên cung cấp các sản phẩm phay CNC, Sản phẩm cơ khí CNC.
—————————————————————————————————————————————
CÔNG TY TNHH TDB HÀ NỘI | Gia công chính xác CNC tại Hà Nội
Nhà Máy: KCN Phùng – TT Phùng – Đan Phượng – Hà Nội
Hotline: 0969-828-515 – Email: sales@tdb.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *